Bơm chân không sử dụng nhằm để cô đặc dung dịch bằng phương pháp nhiệt và làm lạnh kết tinh.
Sử dụng bơm chân không vòng nước trong quá trình cô đặc dung dịch giúp quá trình tách cấu tử diễn ra dễ dàng và hiệu quả
Phương pháp cô đặc dung dịch nhằm tăng nồng độ của một chất nào đó trong dung dịch hai hay nhiều cấu tử, nhằm tách ra phần cấu tử dễ bay hơi bằng phương pháp nhiệt hoặc làm lạnh kết tinh. Để cô đặc, phương pháp nhiệt hoặc phương pháp lạnh thì đều cần có một áp suất chân không nhằm tác động lên mặt chất lỏng.
Nhờ bơm chân không mà có thể cô đặc áp suất chân không với nhiệt độ sôi dưới 100 độ C tạo ra sự bay hơi liên tục.
Bơm chân không trong hệ thống cô đặc dung dịch áp dụng mang lại tính hiệu quả cao.
Đầu tiên, bơm chân không trong hệ thống cô đặc dung dịch được khởi động để đạt áp suất 0,7at và dung dịch ban đầu có nồng độ C1% từ bể nguyên liệu vào bể cô đặc bằng máy bơm nước ly tâm. Sau đó, bắt đầu quá trình nhiệt hơi nước với áp suất 3at để tăng nhiệt dung dịch. Buồng đốt sẽ gồm các đường ống nhỏ truyền nhiệt và ống tuần hoàn trung tâm. Dung dịch nguyên liệu chạy trong ống sẽ được đun sôi và ra ngoài ống. Dung môi nước sẽ bốc hơi và bay ra ngoài ống dẫn hơi thư sau khi qua buồng bốc và thiết bị tách giọt.
>>> http://linhmau.com/vi/n77/Bom-chan-khong-sieu-loi-ich.htmlHơi nước sẽ được ngưng lạnh bằng thiết bị baromet, sau đó ngưng tụ sẽ chạy ra ngoài bể chứa khác. Chất còn lại sẽ được dẫn qua thiết bị tách giọt và được bơm chân không hút ra ngoài. Hơi đốt khi ngưng tụ được qua thiết bị tháo ngoài và đi ra ngoài. Quá trình này cứ tiếp tục khi nồng độ đạt C2% thì ngưng cấp hơi, đồn thời mở van thông và lấy thành phẩm.
Ưu điểm của thiết bị này làứng dụng trong cô đặc dung dịch là khả năng giữ được tinh chất sản phẩm và thành phần cần bay hơi có thể bay hết. Quá trình thao tác dễ dàng khi đưa nguyên liệu và lấy thành phẩm mà không cần phải gia nhiệt từ ban đầu. Đồng thời cấu tạo đơn giản và giá thành hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm như tính không ổn đỉnh, tính hóa lý trong quá trình cô đặc liên tục liên tục nên khó giữ được môi trường chân không ổn định.
Vì thế, trong kỹ thuật cô đặc dung dịch thì nên áp dụng phương pháp cô đặc bằng nhiệt sử dụng máy bơm chân không vòng nước để có thể đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.