Biến tần ( hay còn gọi là Inverter) - thiết bị được sử dụng chủ yếu để chuyển đổi nguồn điện. Thường sử dụng DC biến đổi thành nguồn điện chuẩn AC.
Biến tần ( hay còn gọi là Inverter) - thiết bị được sử dụng chủ yếu để chuyển đổi nguồn điện. Thường sử dụng DC (còn được biết đến là nguồn điện một chiều), biến đổi thành nguồn điện chuẩn AC (là nguồn điện xoay chiều) được sử dụng hầu hết trong các thiết bị điện thực tế như máy biến áp. Sau đây là 6 ứng dụng thường thấy cần sử dụng biến tần:1.Máy cán kéo:
Trong công nghiệp sản xuất thép, các máy cán thông thường chỉ sử dung loại động cơ xoay chiều, máy cán hoạt động thuận nghịch dùng động cơ một chiều, việc điều khiển chính xác tốc độ của động cơ và tuân theo yêu cầu công nghệ là khá khó khăn. Thêm vào đó, máy kéo dây loại truyền thống thường không thể điều chỉnh tốc độ theo lực căng, dẫn sao cho phù hợp từ đó tạo ra sản phẩm không thể đảm bảo được chất lương khi lực kéo thay đổi.
Lúc này, sử dụng máy biến tần sẽ là công cụ khôn thể thiếu trong việc điều khiển động cơ của máy cán kéo, nó sẽ đáp ứng đầy các yêu cầu của truyền động trong công nghệ sản xuất. Loại biến tần AC chỉ dành cho các động cơ AC và các loại biến tần converter DC đáp ứng cho động DC
2.Máy ép phun
Đối với các máy ép phun truyền thống sử dụng các bơm thủy lực cố định công suất thường cho phép ở điều kiện tải max, van điều chỉnh cho phép sử dụng để thay đổi lưu lượng cũng như áp suất tiêu thụ, thông thường một tỉ lệ lớn năng lượng bị tiêu hao qua van bởi áp suất chênh lệch của dòng tràn. Vì vậy năng lương tiêu hao thường mất vô công là rất lớn.
Nếu như hệ thống điều khiển hoạt động với biến tần có thể tự điều chỉnh tốc độ sao cho động cơ bơm dầu giống với yêu cầu tải (kể cả áp suất và lưu lượng) phải phù hợp theo từng giai đoạn từ đó năng lượng tiêu thụ sẽ đạt ở mức thấp nhất.
Máy biến tần thuộc dòng CT2000FP/FG
3.Máy cuốn/nhả
Đây là dòng máy yêu cầu lực lớn nhất phải ổn định sức căng, đảm bảo việc cuốn/nhả đều đặn. Nổi bật nhất là độ chính xác với các vật liệu cuốn /nhả dạng sợi, màng, tấm …cụ thể như máy kéo dây, tráng, đánh cuộn, máy in , …
Biến tần giúp máy đảm bảo việc tốc độ 2 động cơ cuộn – nhả, ổn định sức căng giữa 2 đầu. Chủ động trong nguyên lý điều chỉnh tốc độ khi sử dụng các chế độ cuốn và nhả nhằm thay đổi kích thước vật liệu theo yêu cầu sức căng.4.Hệ thống của động cơ HVAC
Đây là hệ thống điều nhiệt và thông gió bao gôm các động cơ bơm tuần hoàn, máy nén, và cánh quạt. Các động cơ này thường dùng để điều khiển lưu lượng. Ngoài ra, chúng điều khiển truyền thống như các loại bơm , quạt đã nêu ở phần trên.
Sử dụng biến tần điều khiển động cơ nhằm điều chỉnh áp lực, lưu lượng theo yêu cầu năng suất, khởi động mềm, tối ưu hóa cho hoạt động của động cơ, tiết kiệm lượng điện năng đáng kể .. thỏa mãn yêu cầu điều nhiệt và làm thông gió.5.Máy khuấy trộn, quay ly tâm:
Động cơ xoay chiều này thường được điều khiển bằng biến tần để khuấy trộn vật liệu tùy theo tốc độ nhanh hay chậm trong thời gian yêu cầu, để đảm bảo khâu cuối là hỗn hợp vật liệu hoặc nguyên liệu hợp lý.
Biến tần rất thích hợp trong việc điều khiển tốc độ của rô-to ly tâm phụ thuộc yêu cầu ứng dụng, tối ưu hóa chế độ hoạt động của động cơ, tiết kiệm điện.
Máy biến tần thuộc dòng CPS/CPV
6.Thay thế điều khiển vô cấp truyền thống cho các loại máy công tác:
Trong hệ thống máy móc cũ thường có điều khiển vô cấp tùy vào cơ cấu, hệ thống ly hơp cơ khí hoặc ly hợp điện từ. Các khuyết điểm, đó là: Motor luôn ở tốc độ định mức mặc cho tốc độ của máy công tác đã thay đổi, dẫn đến tiêu phí một năng lượng rất lớn, khởi động và thay đổi tốc độ nhưng máy chạy không êm, không có các chức năng bảo vệ motor cũng như tránh mất pha, không cải thiện được hệ số công suất cho motor, không tích hợp các chức năng nâng cao.
Giải pháp: Sử dụng các loại biến tần công nghiệp sao cho động cơ không đồng bộ 3 pha. Ưu điểm : Thiết bị công tác lúc này sẽ được điều chỉnh đến vô cấp, tiết kiệm một lượng điện năng lớn, cải thiện các hệ số công suất của motor, có khả năng tăng tốc động cơ lên rất cao , tích hợp chế độ điều khiển, có tính năng hãm, bảo vệ motor nhờ việc phát hiện lỗi khi: Quá áp, quá dòng, chạm đất, thấp áp, mất pha, quá tải, …